Lưu ý quan trọng trước khi lát gạch nền
Trước khi tiến hành lát gạch nền nhà bạn cần ghi nhớ một số lưu ý dưới đây:
Vệ sinh và ngâm gạch trước khi lát
-
Gạch sạch sẽ, các lỗ hổng trong gạch được lấp đầy nên chất bám dính cũng sẽ bám chắc hơn
-
Tăng diện tích tiếp xúc với nền nhà
-
Hạn chế được tối đa nguy cơ hỏng gạch, bong tróc trong quá trình sử dụng
Gia chủ nên lựa chọn loại gạch được làm từ đất sét, sử dụng lực ép và nhiệt độ cao để đảm bảo độ bền.
Vệ sinh và đầm phẳng mặt sàn cần lát gạch
Việc làm này giúp cho lớp xi măng kết dính chắc chắn hơn gấp 3 lần, hạn chế được tình trạng tích nước, gạch bám chắc hơn. Ngoài ra,
-
Vệ sinh sạch sẽ sàn nhà, loại bỏ bụi bẩn sẽ giúp giữ được men gạch nền bền đẹp
-
Đầm phẳng mặt sàn bằng cách trải đều một lớp vừa để không bị sụt lún khi sử dụng
Xác định chính xác vị trí của viên gạch đầu tiên
Để không xảy ra tình trạng nhiều viên gạch bị chắp vá thì gia chủ hoặc thợ thi công phải tính toán chính xác vị trí viên gạch đầu tiên. Bạn cần tính tổng diện tích bề mặt sàn so với mặt gạch để cân đối vật liệu.
Với nền nhà vuông thì diện tích là bội số của kích thước gạch. Ví dụ, gạch 60x60cm thì diện tích nền là 2.4mx4.8m. Nền nhà có diện tích không phải là bội số kích thước gạch, ví dụ gạc 60x60 thì diện tích nền là 2.4mx5m.
Nguyên tắc lát gạch nền nhà bền đẹp
Lát gạch theo đúng chiều
Với các loại gạch trơn bạn không cần phải căn chỉnh nhiều, chỉ cần đặt các viên gạch lên nền là được. Nhưng đối với gạch có họa tiết hoặc gạch vân đá thì bạn cần đặt đúng chiều gạch khi lát để đảm bảo tính thẩm mỹ.
Đảm bảo độ phẳng cho bề mặt gạch
Cần đảm bảo độ phẳng cho bề mặt gạch vì gạch có bằng phẳng thì việc đi lại mới thuận tiện, các đồ vật trong nhà cũng không bị xê dịch. Bạn có thể sử dụng phương pháp thủ công như dùng ngón tay trỏ sờ vào vị trí giao giữa 4 viên gạch liền kề, nếu không bị gợn tay chứng tỏ gạch đã cân đối. Hoặc bạn cũng có thể dùng ke vít để cân bằng. Bạn chỉ cần nhét chốt chặn vào vị trí và dùng kìm siết chặt lại là được.
Duy trì khoảng cách đều giữa các viên gạch
Bạn cần đảm bảo được khoảng cách hợp lý giữa các viên gạch, khoảng 2-3mm. Điều này vừa giúp tăng tính thẩm mỹ vừa có tác dụng chống nổ, phồng gạch khi nhiệt độ tăng cao. Để việc cân đối khoảng cách được dễ dàng và chính xác thì bạn có thể sử dụng ke vít hoặc ke nêm.
Làm sạch mạch gạch sau khi lát
Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng khi lát gạch nền nhà. Làm sạch mạch sau khi lát có nghĩa là loại bỏ hết phần xi măng, bụi bẩn còn sót lại. Nếu không vệ sinh sạch sẽ thì sẽ không đảm bảo được độ bền của gạch, có thể bị bong tróc sau một thời gian sử dụng.
Không giẫm lên gạch mới lát
Gạch chưa khô ngay sau khi ốp, cần phải có thời gian để gạch bám chắc vào nền nhà. Vì vậy nếu bạn đứng lên gạch ngay sau khi ốp sẽ làm cho gạch có nguy cơ bị xô lệch, cong vênh, dẫn đến khả năng gạch bị bộp sau một thời gian sử dụng.
Mẹo lát gạch nền đảm bảo phẳng đẹp (lớp nền cơ sở, vệ sinh nền,...)
Tham khảo một số mẹo lát gạch nền đảm bảo phẳng đẹp, chính xác:
- Thứ nhất, hãy tạo lớp nền cơ sở bằng phẳng, vững chãi bằng cách loại bỏ sạch bụi bẩn, trộn xi măng và cát theo tỉ lệ 1:4 để lát gạch
- Thứ hai, trong quá trình lát gạch bạn có thể dùng dây mảnh căng ra hoặc quả dọi và máy laser để căn chỉnh đường cơ sở. Tiếp đến là tưới lớp hố dầu xuống khu vực cần lát
- Thứ ba, tiến hành vệ sinh ron gạch sau 3 tiếng lát gạch
- Thứ tư, cuối cùng là nhớ vệ sinh nền gạch sạch sẽ sau khi lát
Trên đây là toàn bộ những nguyên tắc lát gạch nền nhà bền đẹp, chính xác mà Takao đã tìm hiểu, tổng hợp để chia sẻ với mọi người. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Nếu bạn có nhu cầu tìm mua các loại gạch ngói chất lượng cao, giá cả hợp lý thì hãy liên hệ với Takao để được đội ngũ tư vấn hỗ trợ cụ thể nhé!