Tính độ dốc mái nhà để làm gì?
Tính độ dốc mái nhà là một yếu tố kỹ thuật quan trọng trong xây dựng, ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều yếu tố của ngôi nhà. Việc xác định độ dốc phù hợp giúp đảm bảo:
- Ngăn ngừa thấm dột: Độ dốc mái nhà lợp ngói được tính toán hợp lý giúp nước mưa thoát nhanh, không đọng lại trên mái, giảm thiểu nguy cơ thấm dột, ẩm mốc, hư hại vào bên trong gây ảnh hưởng đến độ bền cũng như sinh hoạt trong gia đình.
- Tăng tuổi thọ mái nhà: Khi nước không đọng lại trên mái, các vật liệu xây dựng sẽ bền bỉ hơn theo năm tháng, kéo dài tuổi thọ cho ngôi nhà.
- Ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí: Độ dốc mái càng lớn, lượng vật liệu sử dụng càng nhiều, kéo theo chi phí xây dựng tăng lên. Ngoài ra, khi độ dốc vừa phải, nước thoát nhanh, vật liệu xây dựng bền bỉ góp phần tiết kiệm chi phí bảo trì, thay mới.
- Ảnh hưởng đến thẩm mỹ ngôi nhà: Độ dốc mái được tính toán hợp lý, chính xác sẽ góp phần tạo nên tính thẩm mỹ và kiến trúc độc đáo cho ngôi nhà.
Tầm quan trọng của việc tính toán độ dốc mái nhà
Mỗi loại vật liệu lợp mái nhà sẽ có độ dốc khác nhau, vì vậy việc tính toán chính xác là vô cùng cần thiết để đảm bảo công trình đạt chất lượng tốt nhất.
Tiêu chuẩn độ dốc mái nhà
Mỗi loại mái nhà sẽ có tiêu chuẩn độ dốc khác nhau, nhằm hạn chế tối đa tình trạng bị tù đọng trên mái từ đó giúp ngôi nhà của bạn không bị thấm dột trong điều kiện thời tiết không thuận lợi. Độ dốc mái ngói thường được tính bằng độ hoặc phần trăm. Độ dốc tối thiểu được các chuyên gia khuyến nghị là 20 độ để đảm bảo khả năng thoát nước tốt.
Độ dốc mái nhà được tính toán phù hợp sẽ giúp ngôi nhà kiên cố, tăng tính thẩm mỹ hơn
Tuy nhiên, độ dốc cụ thể còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Độ dốc mái ngói lý tưởng cho từng loại mái sẽ được tính chi tiết như sau:
- Mái bằng: Độ dốc tối ưu từ 2-8%.
- Mái truyền thống: Độ dốc từ 30° - 40°, tối thiểu phải từ 25°.
- Mái lợp chồng: Độ dốc từ 17° - 25° là phù hợp.
- Ngói âm dương (áp dụng cho ngói Thái, Nhật): Độ dốc khoảng 25° ( chiếm khoảng 40%).
- Ngói xi măng: Độ dốc từ 45-75%.
- Mái đổ bê tông: Độ dốc tối thiểu 20°, tối đa 90°.
- Mái kính: Độ dốc 14-15° đến 60°.
- Mái tôn: Độ dốc 18-35° (từ 30-75%), phổ biến là 25° (chiếm khoảng 40%).
- Mái ngói Nhật: Độ dốc 25 độ (khoảng 40%).
- Mái ngói Việt Nam (áp dụng với các loại mái gồm mái ngói móc, mái ngói vảy cá vuông, mái ngói dẹt): Độ dốc từ 35 - 60 độ.
- Mái ngói dạng khác như ngói kim loại, ngói Bitum: Độ dốc nên ở khoảng 10° - 15°.
Mỗi loại mái nhà sẽ có độ dốc phù hợp khác nhau
Cách tính độ dốc mái nhà lợp ngói
Tính toán độ dốc mái chính xác là vô cùng quan trọng để mái nhà luôn khô ráo, bảo vệ ngôi nhà khỏi những hư hại do thấm dột. Ngoài ra, việc này còn giúp ngôi nhà của bạn trở nên thẩm mỹ hơn.
Tính toán độ dốc mái giúp việc thoát nước nhanh hơn, bảo vệ ngôi nhà khỏi như tác động từ bên ngoài như mưa, bão
Cách tính độ dốc mái rất đơn giản, bạn chỉ cần đo chiều cao (H) và chiều dài (L) của mái nhà, sau đó áp dụng công thức:
Độ dốc mái (%) = (Chiều cao mái / Chiều dài mái) x 100
Ví dụ: Nếu mái nhà cao 3 mét và dài 6 mét, độ dốc mái sẽ là: (3/6) x 100 = 50%. Với độ dốc này, một số loại ngói phù hợp như mái ngói vảy cá, ngói móc, ngói xi măng, mái đổ bê tông, mái kính…
Cách tính độ dốc mái nhà đơn giản
Lưu ý: Độ dốc mái thường dao động từ 20% - 60% tùy thuộc vào vật liệu mái và khí hậu. Nếu độ dốc lớn thì khả năng thoát nước càng nhanh nhưng cũng tiêu tốn nhiều vật liệu hơn. Ngược lại, độ dốc nhỏ thì mái nhà sẽ bằng phẳng, giúp tiết kiệm vật liệu nhưng khả năng thoát nước kém hơn.
>>> Xem thêm: Các mẫu mái ngói đẹp, đa dạng màu sắc tại Takao
Lưu ý về độ dốc của mái nhà lợp ngói
Khi lợp mái ngói, bạn cần tính toán độ dốc chính xác nhằm đảm bảo sự an toàn, kiên cố và thẩm mỹ của ngôi nhà.
Xác định được độ dốc mái nhà sẽ giúp chọn được vật liệu phù hợp
Dưới đây là những lưu ý về độ dốc của mái nhà lợp ngói mà bạn cần lưu ý:
- Khí hậu: Đây là yếu tố đầu tiên cần xem xét bởi nó rất quan trọng. Chẳng hạn như nhà bạn trong vùng mưa nhiều, bão lũ thì mái nhà cần độ dốc lớn để đảm bảo việc nước mưa thoát nhanh, tránh gây thấm dột. Bạn cũng có thể chọn mái bằng, mái xi măng… nếu ở vùng nắng nhiều, ít mưa bão.
- Kiến trúc: Kiến trúc của ngôi nhà cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định độ dốc mái để hài hòa với tổng thể thiết kế, tạo nên một kiến trúc ngôi nhà đồng bộ và đẹp mắt.
- Loại ngói và vật liệu lợp mái: Mỗi loại vật liệu có khả năng chịu lực và đặc tính chống thấm khác nhau, điều này đòi hỏi phải có 1 độ dốc tương ứng. Vì vậy, khi chọn loại ngói, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của nhà bán hàng hoặc các chuyên gia trong ngành để có sự tư vấn phù hợp nhất.
- Kích thước và hình dạng của mái nhà: Mái nhà lớn, mái có nhiều góc cạnh thường cần độ dốc lớn hơn để đảm bảo hiệu quả thoát nước.
- Bảo trì thường xuyên: Để đảm bảo độ dốc mái đạt chuẩn, bạn nên tính toán kỹ lưỡng và lựa chọn vật liệu phù hợp. Đồng thời, bạn nên chống thấm kỹ càng và thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng mái nhà để kéo dài tuổi thọ và đảm bảo an toàn cho ngôi nhà.
- Chi phí: Mái nhà có độ dốc lớn thường yêu cầu lượng vật liệu nhiều hơn, dẫn đến chi phí thi công cao hơn. Vì vậy, bạn hãy cân nhắc chọn vật liệu lợp mái phù hợp để đảm bảo ngân sách cũng như có độ dốc phù hợp.
- Phong thủy: Theo quan niệm trong phong thủy, mái nhà tượng trưng cho bầu trời và có ảnh hưởng lớn đến vận khí của ngôi nhà. Độ dốc mái phù hợp sẽ giúp khí lưu thông tốt, mang lại may mắn và tài lộc cho gia chủ. Ngược lại, độ dốc mái không hợp lý có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của gia đình.
Những lưu ý cần nhớ khi tính toán và lựa chọn vật liệu lợp mái nhà mà gia chủ không nên bỏ qua
Trên đây là tổng hợp cách tính độ dốc mái nhà lợp ngói và các lưu ý đi kèm. Độ dốc mái nhà lợp ngói là một yếu tố kỹ thuật quan trọng ảnh hưởng đến nhiều đến bộ bền, kiến trúc, khả năng chống thấm của ngôi nhà. Việc lựa chọn độ dốc mái phù hợp sẽ giúp căn nhà kiên cố, an toàn, thẩm mỹ và nổi bật hơn cho ngôi nhà của bạn. Nếu bạn còn thắc mắc về vật liệu lợp nhà phù hợp, giá thành phải chăng, chất lượng, đừng ngần ngại liên hệ với Takao để được tư vấn chi tiết hơn nhé.